ĐẠO PHẬT TỪ THẾ KỶ XVII ĐẾN HẬU BÁN THẾ KỶ XX
Đạo Phật đời nhà Trần, về phía xuất gia có đức vua Điều ngự Giác Hoàng, tôn giả Pháp Loa, tôn giả Huyền Quang lập thành Thiền pháp Trúc Lâm Yên Tử; về phía cư sĩ có các vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Anh Tông, Trần Minh Tông và ngài Tuệ Trung thượng sĩ… đều là những Phật tử chân chính, hết lòng hoằng dương chính pháp làm cho Đạo Phật sáng rỡ một thời; nhưng cuối đời Trần thì Đạo Phật mất dần thanh thế. Cho mãi tới thời Trịnh – Nguyễn (1576-1786), tuy có đôi lúc được hưng hiển nhưng đấy chỉ như những vì sao rời rạc lấp lánh trên bầu trời vẩn mac tỏa ánh sáng chiếu soi xuống cõi trần gian mù mịt tối tăm này!
Phật giáo suy thoái từ cuối đời Trần Hiển Tông (1329-1341) và tiếp theo các đời Trần Dụ Tông (1358-1369); Trần Nghệ Tông (1370-1372); Trần Duệ Tông (1373-1377); Trần Phế Đế (1377-1388); Trần Thuận Tông (1388-1398); Trần Thiếu Đế (1398-1400). Tiếp đó là nhà Hồ thay nhà Trần (nhà Hồ làm vua được hai đời, trị vì bảy năm (1400-1407). Sau đó nước ta, suốt hai mươi năm bị nội thuộc nhà Minh (1408-1428)1.
Ngày 29 tháng 4 năm 1428, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, chấm dứt cảnh nội loạn ngoại xâm, Lê Lợi chính thức lên ngôi vua, trị vì sáu năm thì mất (1428-1433). Các vua kế nghiệp là Lê Thái Tông (1434-1442); Lê Nhân Tông (1443-1459); Lê Thánh Tông (1460-1497); Lê Hiến Tông (1498-1504); Lê Túc Tông (1504) và Lê Uy Mục (1505-1509); Lê Tương Dực (1510-1516); Đà Dương Vương (1516-1522) và Lê Cung Hoàng (1522-1527) gồm mười đời, trị vì 99 năm (1428-1527). Rồi nhà Mạc diệt nhà Lê. Nhà Mạc làm vua được năm đời, trị vì 65 năm (1527-1592) (Lịch sử gọi thời kỳ này là thời Nam Bắc triều Lê – Mạc).Tiếp đến thời kỳ Trịnh – Nguyễn phân tranh, kể từ đời vua Lê Kính Tông (1600) trở về sau, hai họ Trịnh – nguyễn đánh nhau cả thảy bảy lần, kéo dài 45 năm (1627-1672), khiến cho dân chúng đói khổ lầm than, đất nước bị chia cắt: họ Nguyễn hùng cứ phương Nam, họ Trịnh xưng chúa phương Bắc; tuy còn vua, nhưng quyền hành về cả hai chúa. Sau đó, trong nam có Trương Phúc Loan chuyên quyền làm bậy; ngoài Bắc thì có kiêu binh làm loạn…
Năm 1786, nguyễn Huệ, lấy danh nghĩa "phù Lê diệt Trịnh", kéo quân ra Bắc dệt họ Trịnh xong, trao quyền hành lại cho nhà Lê, nhưng vua mẫn Đế (Chiêu Thống) nhu nhược, triều thần lại thiếu người có tài kinh luân (đến nỗi) để cho Trịnh Bồng và nguyễn Hữu Chỉnh nối nhau chuyên quyền. Vua Càn Long (nhà Thanh) nhân đấy mượn cớ cứu nhà Lê, sai bọn Tôn Sĩ nghị, Sầm nghi Đống, Hứa Thế hanh đem quân sang giữ thành Thăng Long; phong cho vua Chiêu Thống làm An Nam Quốc Vương.
Việt Nam Sử Lược chép: "Nhà Lê, kể từ vua Thái Tổ (Lê Lợi) khởi nghĩa, đánh đuổi quân nhà Minh về Tàu, lập lại nền tự chủ cho nước nhà, truyền đến vua Cung Hoàng thì bị họ Mạc cướp ngôi. Sau nhờ có họ Trịnh1 và họ Nguyễn2 giúp đỡ, nhà Hậu Lê trung hưng lên, truyền đến vua Chiêu Thống, tức là Mẫn Đế, thì hết".
Nhà Lê, kể cả Tiền Lê và Hậu Lê, trị vì 360 năm (1428-1788) nhưng từ khi trung hưng trở về sau, nhà Lê bị học Trịnh hiếp chế, nên vừa có vua lại vừa có chúa. Vua ngồi làm vì. Chúa giữ cả mọi quyền bính. Đến khi nghiệp chúa suy thì ngôi vua cũng đổ theo!
Cuối năm 1788, Bắc bình vương Nguyễn Huệ được các tướng sĩ tôn lên làm vua, rồi tự mình thống lĩnh đại binh, từ Thanh Hóa dẫn mười vạn quân và hơn 100 voi ra dẹp giặc thanh. Ngày 5 tháng giêng năm Kỷ Dậu (1789), đoàn quân của vua Quang Trung đánh thành Thăng Long, các tướng Hứa Thế Hanh, Trương Sĩ Long, Trương Duy Thăng đều tử trận. Sầm Nghi Đống dóng quân ở Đống Đ, phải tự thắt cổ chết. Còn quân sĩ nhà Thanh sỡ hãi bỏ chạy, dẵm đạp lên nhau mà chết, "xác nằm ngổn ngang như gò đống, máu chảy như thác nước"
Để ca tụng chiến công hiển hách năm 1789 của dân tộc ta đại thắng quân Thanh, nhà thơ đương thời Ngô Ngọc Du đã sáng tác bài thơ:
"Giặc đâu tàn bạo sang điên cuồng,
Quân vua một giận oai bốn phương.
Thần tốc ruổi dài xông thẳng tới,
Như trên trời xuống ai dám đương.
Một trận rồng lửa giặc tan tành,
Bỏ thành cướp đò trốn cho nhanh.
Ba quân đội ngũ chỉnh tề tiến,
Trăm họ chật đường vui tiếp nghênh.
Mây tạnh mù tan trời lại sáng,
Đầy thành già trẻ mặt như hoa.
Chen vai khoác cánh cùng nhau nói:
Kinh đô vẫn thuộc núi sông ta".
Về sau bọn khách trú ở Thăng Long làm đền thờ Sầm Nghi Đống ở ngõ Sầm Công, phố hàng Buồm, Hà Nội, nữ sĩ Hô Xuân hương có thơ vịnh rằng:
"Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo,
Kìa đền thái thú đứng cheo leo.
Ví đây đổi phận làm trai được,
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu?"
Vua Quang Trung NGUYỄN HUỆ khi đã dẹp yên giặc Thanh, thống nhất đất nớc, lập nên nhà nguyễn (Tây Sơn), nhưng cách 4 năm sau (1788-1792) thì ông mất, con là Nguyễn Quang Toản mới 10 tuổi, được triều đình tôn lên làm vua, xưng đế hiệu là Cảnh Thịnh, để kế nghiệp cha. Đến năm 1802, nguyễn Phúc Aùnh diệt nhà Tây Sơn, lập nên nhà nguyễn.
CÁC CHÚA DÒNG HỌ TRịNH ĐốI VớI PHậT GIÁO
Họ Trịnh, kể từ Trịnh Tùng đến Trịnh Khải, gồm mười đời trị vì 216 năm (1570-1786), dưới thời vua Lê Thế Tông (1578-1599), có thiền sư Thủy nguyệt, tu ở núi Hùng Lĩnh, Việt nam, qua Trung Hoa, tham học với Hòa Thượng Trí Giác Nhất Cú (người Trung Hoa), khi đắc pháp trở về nước, sáng lập phái Tào Động. sau ngài Thủy nguyệt truyền cho ngài Tông Điển v.v…
Khoảng đời vua Lê Hy Tông (1676-1707), ở bắc Kỳ lại có thêm một Bphái Liên Tông, do ngài Lân Giác thành lập tại chùa Liên Phái (Bạch Mai, Hà Nội). Ngài Lân Giác là đệ tử của thiền sư Chính Giác, ngài Chính Giác là đệ tử của ngài Minh Lương, ngài Minh Lương là đệt tử của hòa thượng Chuyết Công, người Trung Hoa1tức là chi phái của phái Lâm Tế. Vậy ở Hà Nội hiện nay có hai dòng thiền:
a. Thiền sư Thủy nguyệt lập ra phái Tào Động.
b. Ngài Lân Giác, một vương công đời chúa Trịnh, lập pháp Liên Tông (chi phái Lâm Tế).
Cả hai thiền phái kể trên đều là chi phái của dòng thiền Bồ Đề Đạt ma (hai trong 5 chi phái:
Lâm Tế, Tào Động, Vân Môn, Pháp Nhãn và ngưỡng Sơn, cũng gọi là Qui Sơn), ứng với câu : "Nhất hoa hiện thụy, ngũ diệp lưu phương".
Từ vua Lê Hy Tông trở về sau, qua bốn đời vua kế tiếp, vua Dụ Tông đến vua ý Tông (trong khoảng thời gian từ 1678 đến 1740 các chúa đã kiến tạo những chùa, tháp – theo VNPGSL:
-Năm Vĩnh Thịnh thứ XV (1719), chúa Trịnh Cương sức cho dân ba huyện Gia Định, Lương Tài, Quế Dương trùng tu chùa Phúc Long. Làm xong chùa, chúa miễn thuế một năm cho ba huyện ấy. Chùa Phúc Long ở về làng Lãng Ngâm, huyện Gia Định (Gia Bình) do chúa Trịnh Tráng dựng từ năm Phúc Thái thứ VI (1646).
-Năm Bảo Thái thứ VIII (1727), chúa Trịnh Cương sai nội giám lập chùa Thiên Tây (ở làng Sơn Bình, huyện Tam Dương, về địa phận núi Tam Đảo) và chùa Độc Tôn (ở làng Cát Nê, huyện Phổ An, tỉnh Thái Nguyên) để khi chính sự rảnh rỗi chúa ra nghỉ tại đó.
-Năm Vĩnh Khánh thứ II (1730), chúa Trịnh Giang sức dân ba huyện Đông Triều, Thủy Đường, và Chí Linh trùng tu chùa Quỳnh Lâm và chùa Sùng nghiêm. Dân phu 6.000 người làm luôn ngày đêm đến một năm mới xong.
-Năm Vĩnh Hựu thứ III (1731), chúa Trịnh Giang dựng tượng Phật lớn để thờ ở chùa Quỳnh Lâm, sắc cho các quan thay phiên đến làm lễ. Cũng trong khỏang niên hiệu Vĩnh Hựu thứ V (1735-1739), ngài Trạm Công vâng sắc vua qua nước Đại Minh, tham yết hòa thượng Kim Quang, tu ở non Đỉnh Hồ, thỉnh được nhiều kinh điển đem về để tại chùa Càn An.
-Đến năm Cảnh Hưng nguyên niên (1740), đời vua Hiển Tông, chúa Trịnh Giang lại tịch thu chuông các chùa để đúc binh khí.
-Năm Cảnh Hưng thứ XXXII (1771), chúa Trịnh Sâm –sau khi dẹp yên giặc ở xứ Bắc, lấy đất Thuận Hóa và đất Quảng Nam của chúa nguyễn –dựng chùa Tiên Tích ở ngoài cửa Đẹi Hưng (thuộc làng Nam ngự, huyện Thọ Xương, Hà Nội, nay là phố Hàng Lọng).
-Năm Chiêu Thống, nguyên niên (1787) lại tịch thu các đồ đồng ở chùa để đúc tiền.
Ngoài việc phát triển hai phái Thiền như vừa kể, dưới sự hộ pháp của chúa Trịnh: kiến thiết và trùng tu tự viện, tô tượng, đúc chuông, thỉnh Đại Tạng Kinh v.v.. Cao Tăng bấy giờ cũng khá đông, như các ngài: HUỆ ĐỒNG, VIÊN CẢNH, VIÊN KHOAN, HƯƠNG HẢI, TOÀN NHẬT…
Trong khi Đạo Phật Bắc Hà trỗi dậy thì Đạo Phật ở Nam Hà cũng hưng phát.
NHÀ NGUYỄN ĐỐI VỚI PHẬT GIÁO
Nguyễn Hoàng vốn người nhân đức và rất sùng tín Đạo Phật, nên khi vào trấn ở Thuận Hóa, được nhân dân ở đây thường gọi ông là Chúa Tiên. Chúa là người trước tiên khơi nguồn tín ngưỡng Phật Giáo ở miền Trung. Trong khoảng 13 năm trị vì (1600-1613) chúa đã dựng những chùa: Thien Mụ (1601) ở Huế; chùa bảo Châu (1607) ở Trà Kiều (Quảng Nam); chùa Kính Thiên (1609) ở Quảng Bình (đời Minh Mệnh đổi tên là Hoằng Phúc). Chúa mất năm 1613, thọ 89 tuổi.
Người con thứ sáu của Nguyễn Hoàng là nguyễn Phúc nguyên lên kế nghiệp cha (1613-1635), đương thời gọi là chúa Sãi. Năm 1629, Đào Duy Từ hiến kế lập đồn Trường Dực (Quảng Bình) và xây lũy đài ở cửa Nhật Lệ (Đồng Hới), ngăn đôi nước Việt Nam. Kể từ đấy, chúa nguyễn cắt đứt việc cống nạp đối với chúa Trịnh.
Họ Nguyễn Xưng Chúa và Mở Mang Phần Đất Ở Việt Nam.
Năm 1558, nguyễn Hoàng (con thứ hai của Nguyễn Kim), làm tướng, lập được nhiều công và được vua Lê Thế Tông phong làm Thái úy đoan quân công. Oâng vận động với chị là Ngọc Bảo để nhờ Trịnh Kiểm tâu lên vua Anh Tông (nhà Lê) cho vào trấn thủ đất Thuận Hóa. Khi Nguyễn Hoàng vào trấn ở Thuận Hóa, lãnh thổ nước ta lúc ấy đã gồm tới đèo Cù Mông (Bình Định) kể từ gần 100 năm rồi. do đó, sự thôn tính phần đất Chiêm Thành còn lại, do Nguyễn Hoàng và con cháu, không khó khăn như xưa nữa.
Năm 1611, nguyễn Hoàng đem quân đánh lấy phần đât1 từ đèo Cù Mông xuống đến Phan Rang, tức tỉnh Khánh Hòa ngày nay.
Năm 1693, chúa nguyễn Phúc Chu thôn tính nốt phần đất của Chiêm Thành đến Bình Định.
Trước khi nước Chiêm Thành hoàn toàn bị tiêu diệt, Việt Nam đã bắt đầu di dân tới hai địa điểm bỏ hoang, thuộc lãnh thổ Chân Lạm Khmer cũ là Mô Xoài (Bà Rịa) và Đồng Nai (Biên Hòa).
Từ thế kỷ XV, nước Chân Lạp nội loạn và sự quấy phá của Tiêm La (Thái Lan) đã bắt đầu suy yếu.
Năm 1658, cuộc khủng hoảng nội bộ trầm trọng đến nỗi vua nước đó phải xin thần phục chúa Hiền (Nguyễn Phúc Tần). Rồi, kế tiếp làn sóng người Việt, trên đường nam tiến, cứ mỗi ngày thêm đông hơn.
Năm 1698, nhân nước Chân Lạp có nội loạn, chúa nguyễn Phúc Chu lấy cớ là vua nước ấy thất hứa, không theo lệ tirều cống, liền sai ông nguyển Hữu Cảnh làm kinh lược đất Chân Lạp, rồi thừa cơ hội chính thức lập vùng đất – do người Việt và người Hoa đã tới khai khẩn lập nghiệp ở đây – làm hai dinh Trấn Biên (Biên Hoà) và Phán trấn (Gia Định) mà hiện nay là cá tỉnh miền đông Gia Định, Long An và một phần đất của Định Tường.
Năm 1759, đời chúa Nguyễn Phúc Khoát, các tỉnh Tiền Giang, Hậu Giang lại được đặt làm phủ huyện Việt Nam. Ngoại trừ An Xuyên, Hà Tiên và Kiên Giang do Mạc Thiên Tứ chiếm cứ và mở mang, dù đã được thuộc quyền nhà nguyễn từ năm 1708, nhưng mãi đến năm 1780, Việt Nam mới thực sự thu hồi 3 tỉnh An Xuyên, Hà Tiên và Kiên Giang sáp nhập hẳn vào lãnh thổ Việt Nam.
Phật giáo Đàng Trong, từ sông Giang trở vào Nam, phần lớn chịu ảnh hưởng Phật Giáo Trung Hoa, do các ngài TẾ VIÊN, GIÁC PHONG v.v.. đều là người Tàu đem Đạo Phật truyền bá ở Trung Kỳ nước ta.
Đến đời chúa thứ tư là Nguyễn Phúc Tần (1648-1687) lại có các thiền sư như hòa thượng Thọ Tôn, pháp danh NGUYÊN THIỀU, từ Trung Hoa qua Việt Nam, ban đầu trác tích ở phủ Quy Ninh (Bình Định), truyền bá chính pháp và sáng lập chùa Thập Tháp Di Đà, sau ra Thuận Hóa lập chùa Quốc Aân và dựng tháp Phổ Đồng (?), hoằng truyền phái Lâm Tế. Phật giáo Trung Kỳ (và cả Nam Kỳ nữa), coi ngài là vị sơ tổ của dòng thiền Lâm Tế. Tiếp theo ngài Nguyên Thiều là các ngài Minh Hoằng Tử Dung, khai sơn chùa Aán Tông, tức chùa Từ Đàm ở Huế; ngài Minh Hải Pháp Bảo, khai sơn chùa Chúc Thánh ở Quảng Nam, và ngài Minh Vật Nhất Trí, Minh Giác Kỳ Phương v.v..
Đời chúa nguyễn Phúc Chu (1691-1725), ngài Nguyên Thiều có lần cùng với sứ nhà nguyễn, được sự ủy nhiệm của chúa qua Trung Hoa, mời các bậc danh tăng và thỉnh kinh sách, pháp khí v.v.. Trong số các bậc danh tăng nhận lời mời tới Việt Nam có hòa thượng Thạch Liêm Đại Xán (thuộc phái Tào Động) . Cuộc khởi hành sang Việt Nam ngày 15 tháng giêng năm Aát Hợi, niên hiệu Khang Hy thứ XXXIV (1695), đến Thuận Hóa ngày 1 tháng 2, Hòa thượng đươcï chúa Nguyễn tiếp đón nồng hậu và rước về chùa Thiến Lâm. Ngày 1 tháng 4 năm Aát Hợi (1695), chúa lập đại giới đàn ở chùa Thiên Mụ, cầu thỉnh Hòa thượng truyền thụ giới pháp cho 1.000 giới tử, gồm những người thụ Sa di, Tỳ khưu và Bồ tát và được hòa thượng Thạch Liêm đặt pháp danh là Hưng Long, hiệu "Thiên Túng Đạo Nhân".
Sau đó, Hòa thượng về tàu. Nhân có dịp tàu buôn qua Việt Nam, ngài có gửi chúa Nguyễn Phúc Chu một bức thư và một bài thơ. Nguyên văn:
"Nhất giang yên lãng, đạo cách trung vân;
Bát đổ xuân phong, tuyết thiên hoa mấn.
Sổ nhân gian chi hạ lạp,
Ưùc thiên ngoại chi nhân duyên;
Dao trì duy điện bồ đaòn,
Dĩ chứng hoàng mai tiêu tức.
Viên khiển độ giang chi vĩ,
Thiểu thân súc địa chi hoài.
Dạ nguyệt thông triều, trì lai viễn tín;
Tân thi ký tặng, quí pháptrường ngôn".
Thi viết:
"Đông phong tân lãng mãn giang tần,
tưởng kiến hồ sơn vũ lộ tân.
Tự thị dương hòa qui thảo mộc,
Thái bình nhân túy hải thiên xuân"
Trời bể muôn trùng, nước mây cách trở;
Xuân về mấy độ, làn tóc nửa sương.
Bấm tay nghĩ chuyện nhân gian,
Chạnh nhớ mối tình thiên ngoại.
Tưởng chừng dưới chiếu bồ đoàn,
Đã tỏ hoàng mai lối cũ.
Thuyền lan tiện gió,
Thấu chỗ nhớ nhung.
Sóng vỗ trăng ghềnh, mây đua tin nhạn;
Mấy lời quê cạn, tỏ chút u hoài.
Thơ rằng:
Sóng rỡn hoa tần phát gió đông.
Đỉnh hồ tưởng thấy hạt mưa nhuần.
Cỏ cây vui dưới trời êm dịu,
Người ngắm thăng bình tắm bể xuân.
bản dịch THÍCH MẬT THỂ, VNPGSL -
Ngoài phái Nguyễn Thiều ra, vào đầu thế kỷ XVII, Phật Giáo Trung Kỳ lại có thêm một dòng thiền nữa, tức chi phái Liễu Quán.
Đời chúa Nguyễn Phúc Chu năm 1711, sau khi đã trùng tu chùa Thiên Mụ xong, chúa cho đúc quả chuông lớn, nặng 3.285 cân đồng để tại chùa.
Khoảng những năm 1738-1744, chúa Nguyễn Phúc Khoát, lại sức trùng tu chùa Thiên Mụ rất là tráng lệ và sai sứ qua Trung Hoa thỉnh Da95I Tạng Kinh hơn 1.000 bộ về để tại chùa. Các chúa kế tiếp cũng rất sùng kính Đạo Phật.
Từ đời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) Đạo Phật đã truyền bá vào đất Nam Kỳ.
Những ngôi chùa cổ như: chùa Vạn An, ở Phước Tuy, kiến tạo năm 1711; chùa Tam Bảo, ở Hà Tiên, do Mạc Cửu lập khoảng những năm 1708-1725; chùa Hộ Quốc, ở Biên Hòa, lập năm 1735. Và đời chúa Nguyễn Phúc Khoát, chùa Giác Lâm, ở Sài Gòn – Chợ Lớn, kiến tạo năm 1744.
Sang đời Nguyễn, Gia Long thứ XIV (1815), vua Thế Tổ sắc sửa lại chùa Thiên Mụ. Và năm Minh Mệnh thứ VI (1826), vua Thánh Tổ sắc lập lại chùa Thánh Duyên (chùa dựng từ đời chúa nguyễn Phúc Chu, 1691-1725). Năm Thiệu Trị thứ IV (1844), vua Hiến Tổ, vâng di chúc của Thánh Tổ (Minh Mệnh) sắc xây ở chùa Thiên Mụ một tháp lớn bảy tầng, gọi là "Phúc Duyên Bảo Tháp". Cũng trong năm ấy, vua sắc lập chùa Diệu Đế ở trung tâm thành phố Huế. Chùa nhìn ra con sông Hương quanh năm nước trong suốt, không gợn chút vẩn đục – một cảnh đẹp ở xứ thần kinh thơ mộng!
Nói chung, Phật Giáo đời Nguyễn, từ chúa Nguyễn Hoàng đến Bảo Đại, trong hơn ba trăm năm (1600-1954), tuy các vua, chúa hết lòng sùng kính Đạo Phật, nào xây chùa, dựng tháp, tô tượng đúc chuông… nhưng Phật Giáo trong giai đoạn này, vẫn chỉ thu hình trong phạm vi tín ngưỡng cổ truyền…, chứ thực chất thì Phật Giáo đời Nguyễn đã giản ước lắm!
Vào giữa thế kỷ XVI, khi nước ta có mầm mống phân tranh thì Thiên chúa giáo cũng bắt đầu truyền vào Việt Nam. Theo Khâm Định Việt Sử: đời vua Lê Trang Tông, niên hiệu Nguyên Hòa nguyên niên (1533), Ky Tô giáo bắt đầu truyền vào Việt Nam, do người Tây tên là I-Nê-Khu, đi đường bể vào giảng đạo ở làng Ninh Cường, xã Quần Anh (Hải Hậu, NĐ). Và năm 1626, đời vua Lê Thần Tông, giáo sĩ Baldinoti tới Bắc Kỳ giảng đạo, chúa (Trịnh Tráng) không cho, phải bỏ đi. Nhưng, sau đo, có Jean Rhodes, từ Nam ra bắc yết kiến chúa Trịnh, được chúa cho phép ở lại kinh đô giảng đạo.
Sách Nam Sử của Trương Vĩnh Ký chép: "Năm 1596, đời chúa Nguyễn Hoàng, có giáo sĩ Diogo Adeverte, người Tây Ban Nha (Espagne) tới giảng đạo chúa ở Đàng Trong. Năm 1615, đời chúa Sãi (Nguyễn Phúc Nguyên), có giáo sĩ P. Busomi và năm 1624, có giáo sĩ Jean Rhodes là người Pháp Lan Tây (France) đến giảng đạo và lập ra giáo đường ở Phú Xuân.
Từ khi các nước tư bản và đoàn truyền giáo phương Tây như Pháp, Anh, Bồ Đào Nha (Portugal), Hòa Lan (Hollande)… đã mở rộng hoạt động, và có chủ ý xâm lăng nước ta sau này. Tháng 7 năm 1783, Nguyễn Aùnh, bị quân Tây Sơn vây ở Côn Lôn, may chạy thoát được về Phú Quốc. Đến cuối năm sau (1784) thì Nguyễn Aùnh nhờ Giám mục Bá Đa Lộc1 , người Pháp, làm trung gian dẫn con trai (tên là Cảnh) và mang một văn thư gưỉ chính phủ Pháp nhờ giúp 1500 quân, tàu bè, súng đạn… và ngày 28-11-1787, ông Bá Đa Lộc và thượng thư ngoại giao bộ Montmorin, đại diện chính phủ Pháp ký bản Hiệp ước Versailles, gồm 10 khoản, nội dung chủ yếu là: "Vua nước Pháp bằng lòng giúp –theo thư yêu cầu của nguyễn Aùnh –với điều kiện: Nguyễn vương phải nhường hẳn cho Pháp đảo Côn Lôn (Poulo-Condore), cửa bể Hội An (Faifo) và cam kết để cho nước Pháp với một nước ở phương Đông". Ngày 8 tháng 12 năm 1787, ông Bá Đa Lộc vào bái tạ hoàng đế Louis XVI, rồi đem hoàng tử Cảnh xuống tàu trở lại Việt Nam.
Năm 1851, Tự Đức năm thứ IV, nghĩa là từ khi có tờ DỤ2 cấm đạo lần thứ hai, chính phủ Pháp liền sai ông Leheur de Ville-Sur-Arc đem chiến binh "Catinat" vào cửa Đà Nẵng, rồi cho người đem thư trách chính quyền Việt nam về việc cấm đạo. Cuối năm 1856, Tự Đức năm thứ IX, sứ thần nước Pháp là ông Montigny tới cửa Đà Nẵng, cho người đưa thư xin triều đình nhà Nguyển cho người Pháp được đi lại thông thương và đặt lãnh sự ở Huế cùng cho giáo sĩ được tự do giảng đạo.
Sách Nam Kỳ Sử Ký (Histoire de la Cochinchine) chép: "ông giáo thành Rouen là Mgr de Bonnechose và bà hoàng hậu cũng có ý giúp ông giám mục Pellerin, nên Pháp hoàng Napoléon đệ tam mới quyết ý sai quan đem binh thuyền sang đánh nước Việt nam" (theo VNSL).
Sách Thập Giá và Lưỡi Gươm: "Hai nhân vật quan trọng trong việc cổ vũ việc Pháp xâm lăng Việt Nam là giám mục Pelơranh (Pellerin) của quan địa phận Huế và linh mục Húc, cựu thừa sai truyền giáo. Giám mục Pelơranh đã khẳng định trước mặt triều đình Napoléon III rằng: "Nếu quân Pháp đánh chiếm nước này, thì giáo dân bản xứ sẽ tiếp đón họ như những kẻ cứu tinh". Linh mục Húc cũng viết thư cho vua rằng: "Chiếm lấy Nam Kỳ là việc dễ dàng nhất trần gian, nó sẽ đem lại những kết quả vô cùng to lớn. Nước Pháp hiện có tại biển Trung Quốc những lực lượng dư sức để tiến hành công việc đó. Dân bản xứ thì hiền lành, siêng năng, rất dễ đón nhận đức tin Kytô giáo và đang rên xiết dưới ách tàn bạo ghê gớm. Họ sẽ tiếp đón chúng ta như nhựng người giải phóng, những vị ân nhân. Chỉ cần ít lâu thôi là đem họ theo đạo được hết và làm cho họ nhiệt tình yêu mến nước Pháp".
Thập Giá và Lưỡi Gươm, trang 36, bản tiếng Pháp DIEU et CÉSAR Les Catholiques dans L'Histore du viet nam của linh mục Trần Tam Tỉnh paris, 1978 –
Tháng 7 năm 1858, trung tướng hải quân Pháp Rigault de Genouilly dẫn 3.000lính người Pháp và người I-Pha-Nho cùng 14 chiến thuyền vào cửa Đà Nẵng bắn phá các đồn lũy, rồi lên hạ thành An Hải và thành Tôn Hải. Năm 1861, trung tướng Charner đem cả thảy 70 chiến thuyền và 3500 quân đánh lấy Gia Định; mặt khác, thiếu tướng Page và trung tá Bourdais đi đường bộ, theo sông Mékong, tiến chiếm thành Vĩnh Long. Quân ta chống cự một cách yếu ớt. Còn triều đình Huế lo sơ, xin giảng hòa. Và Hoà Ước Năm Nhâm Tuất (1862) ra đời, gồm 12 khoản, nội dung chủ yếu là: "Nước Việt Nam phải nhượng đứt cho nước Pháp ba tỉnh Biên hòa, Gia Định và Định Tường; nước Việt Nam không được đem binh lính, khí giới đi qua những tỉnh đã nhường cho Pháp, và những chiến thuyền nước Pháp được tự do ra vào sông Mékong; các giáo sĩ nước Pháp và giáo sĩ nước I Pha Nho được tự do giảng đạo, và để cho người dân Việt Nam được tự do theo đạo; người Pháp và người I Pha Nho được tự do đi lại buôn bán ở cửa Đà nẵng, cửa Ba Lạt và cửa bể Quảng Yên…"
Năm 1867, từ Mỹ Tho thiếu tướng De la Grandière dẫn hơn 1.000quân tiến đánh ba tỉnh phía Tây: Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên.
Năm 1873, đại úy Francis Garnier đánh thành Hà Nội lần thứ nhất, Nguyễn Tri Phương tử tiết, sau đó quân Pháp đánh lấy các tỉnh: Ninh Bình, Nam Định và Hải Phòng. Và … đưa đến Hòa Ước Giáp Tuất, 1874, gồm 22 khoản, nội dung chủ yếu là: "Các giáo sĩ được tự do giảng đạo, và dân chúng được tự do theo đạo; tàu thuyền Pháp được tự do vào cửa Thị Nại (Qui Nhơn), cửa Ninh Hải (Hải Phòng), thành Hà Nội và sông Hồng, và nước Pháp được quyền đặt lãnh sự ở các cửa bể và các thành thịc Nam phải thuận nhượng đứt đất sáu tỉnh Nam Kỳ cho nước Pháp…"
Tháng 4 năm 1882, đại tá Henri Rivière đánh lấy thành Hà Nội (Lần thứ hai), Hoàng Diệu tuẫn tiết. Kết cuộc đưa đến Hoà Ước Năm Quí Mùi, 1883, nội dung gồm 27 khoản, đại lược: "Nước Nam chịu nhận nước Pháp bảo hộ; mọi việc giao thiệp với nước ngoài, đều do nước Pháp chủ trương; tỉnh Bình Thuận thuộc về Nam Kỳ; quân Pháp đóng giữ ở núi Đèo Ngang và ở Thuận An; từ tỉnh Khánh Hòa ra đến Đèo Ngang thuộc quyền cai trị của triều đình Huế…"
Thế là từ đó nước Việt Nam hoàn toàn đặt dưới quyền cai trị của nước Pháp. Triều đình Huế đã đầu hàng Pháp. Nhưng giới sĩ phu trong nước vẫn khẳng khái, trước sau, lần lượt đứng dậy vận động quốc dân thành lập các Phong trào kháng Pháp, như: VĂN THÂN, CẦN VƯƠNG, ĐÔNG DU, ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC, DUY TÂN… và các cuộc khởi nghĩa ở Thái Nguyên, ở Thái Nguyên, ở Yên Bái… đều có chung mục đích: đánh Pháp, giành lại quyền độc lập cho nước nhà.
Như trên, kinh nghiệm cho thấy: hễ khi nào chính quyền và nhân dân xa lìa nguồn sống lịch sử Việt, xa lìa chính pháp, đánh mất ý thức dân tộc là chỉ có suy tàn, chỉ có chiến chinh. Xa lìa nguồn sống lịch sử Việt, là dắt quốc dân vào phiêu lưu, vào linh lạc, là làm cho xã hội Việt phân tán, nòi giống Việt gục lịm trong thân phận tù đày, nô lệ…
Bây giờ ta thử đặt lại vấn đề, để tìm ta manh mối, tại sao: "thời đại Lý – Trần nước Đại Việt hùng mạnh, toàn dân sống cuộc sống an lành, hạnh phúc?" –Là vì chính quyền và toàn dân (thời đó) đã biết khơi dậy Nguồn Sống của dòng sử Việt, phục hồi được mạch sống bất tận của SỨC SỐNG THẬT VIỆT. Mà thực vậy, "khơi lại được nguồn sống lịch sử Việt, là sẽ vượt và thắng được hết, và bất chấp hết mọi âm mưu từ ngoài tới, đồng thời xua quét được hết mọi ươn hèn, ỷ lại… bị đọng bên trong phát ra, hầu giải thoát con người ra khỏi những lệ thuộc của tinh thần máy móc của không tưởng cằn cỗi, luẩn quẩn và lịm chết".
SỰ SUY THOÁI CỦA PHẬT GIÁO CÓ NHIỀU LÝ DO:
1.Theo Luật Vô Thường Chuyển Biến, Phật giáo đã hưng phát dưới hai triều đại Lý – Trần (1010-1398): thời kỳ Đạo Phật Việt được coi là quốc giáo – thời lỳ mà lịch sử ghi là một thời đại văn minh thịnh trị nhất của nước ta. Nhưng sau đó, nhân tài Phật Giáo thưa thớt, tiêu điều như cảnh lá mùa thu, nên không còn đủ khả năng và uy tín giữ địa vị lãnh đạo tinh thần (sư giả nhân chi mô phạm) của mình nữa thì, lẽ tất nhiên, Phật giáo phải suy thoái
2. Thời Gian Nho Giáo Chiếm Địa vị Độc Tôn, về phương diện tư tưởng cũng như trên cương vị lãnh đạo quốc gia, cũng chính là lúc đất nước dân tộc ta rơi vào tình trạng phân hóa, khốn cùng. Dưới thời đại Minh Tông, tuy vua là một Phật tử, có truyền thống gia phong tin Phật, nhưng vẫn không cứu vãn nổi tình thế, vì các quan trong triều đều là những nho sĩ vốn có óc kỳ thị (không mấy tốt đẹp) đối với Phật Giáo: một thiểu số nhà Nho nhờ có thi cử đỗ đạt, được cất nhắc ra làm quan, và vì bản chất hẹp hòi đã bài xích Đạo Phật. "Chỉ nhận có nho giáo là chính giáo, ngoài ra không còn có đạo nào khác nữa" (mà) điển hình cuối đời Lý: có ĐÀM DĨ MÔNG; đời Trần: có TRƯƠNG HÁN SIÊU, LÊ BÁ QUÁT; đời Hậu Lê: có NGÔ SỸ LIÊN…
3 Đất Nước Việt Nam Không May Gặp Cảnh Nội Loạn, Ngoại Xâm, Từ Thế Kỷ XV Tới Thế Kỷ XX: nào nhà Hồ diệt nhà Trần, tiếp theo giặc Minh xâm lược nước ta, ròng rã hơn hai mươi na9m, mãi đến năm 1428, Bình Định vương lê Lợi mới đánh đuổi được giặc Minh ra khỏi đất nước, nối lại nền tự chủ của các tiền triều. Nhà Lê lấy Nho giáo làm kỷ cương trị nước. Còn Phật giáo và Lão giáo thì bị bỏ rơi. Nhà Lê cai trị đúng một trăm năm thì bị nhà Mạc lật đổ. Tiếp sau là thời lỳ Trịnh – Nguyễn phân tranh. Rồi đến Pháp cai trị nước ta (1862-1945). Con người sống dưới thời Lê (và cả sau này nữa) thi đua học đạo thánh hiền (Nho giáo), đa số là những con mọt sách, ngày đêm miệt mài với những pho kinh sử văn chương hoa mỹ (nhưng vô hồn); chen chân nhau trên bước đường khoa cử1 để có dịp tiến thân, ra làm quan. Đầu óc họ chất nặng những mặc cảm tự tôn, tự đại: chỉ nhận có "đạo thánh hiền" mới là chính đạo, ngoài ra đều coi là tà giáo cả! (*)
4.Thực dân Pháp Cai Trị Nước Ta 83 Năm (1862-1945), trong giai đoạn này, Đạo Phật Việt bị gạt ra ngoài lề cuộc sinh hoạt của xã hội đương thời, dù rằng: khắp nước, làng nào cũng có chùa thờ Phật (có làng có đến ba ngôi chùa [3], nhưng đó chỉ là dành riêng cho phái nữ, những bà già… Mỗi tháng, vào những ngày mồng một và mười rằm, tới chùa lễ Phật, -một Đạo Phật thực tiễn, linh động với mục đích giác ngộ và giải thoát con người; bỗng dưng trở thành thứ tôn giaó tiêu cực, chán đời, "mê tín dị đoan", coi đức Phật như một Thượng Đế toàn năng… một số tăng, tín đồ thì lần lần đi xa nguồn gốc giáo lý chính thống. Thật là bi đát!
Với nội bộ như thế, Phật giáo thật khó tránh khỏi suy vi. Còn hoàn cảnh bên ngoài thì chính quyền thực dân Pháp triệt để ủng hộ, nâng đỡ Thiên chúa giáo và cố ý dìm Phật giáo, coi Phật giáo như một lực lượng dân tộc đối kháng với Nhà nước bảo hộ; vì đạo Phật đã bắt rễ lâu đời trong quần chúng, nên chính quyền Pháp, tìm đủ mọi cách hạn chế, ngăn cấm sức phát triển của Đạo Phật Việt, về cả tinh thần lẫn vật chât… Cho mãi tới năm 1930, giới tăng sĩ và trí thức trong nước mới có cơ hội đứng ra hô hào chấn hưng Đạo Phật Việt.
Và, sau 83 năm Pháp cai trị nước ta, Đạo Phật quốc gia Việt Nam chỉ được coi như một "tôn giáo bản địa", bị gạt ra ngoài mọi sinh hoạt tập thể của quốc gia này. Chính quyền bảo hộ của người Pháp ra mặt nâng đỡ Thiên chúa giáo và kỳ thị, đàn áp Phật giáo, không cho phát triển. Như việc kiểm tra tăng chúng, việc dựng chùa phải có giấy phép, có được mới được xây cất; việc hạn chế nhà chùa, không được tạo mãi đất đai hay nhận của cải của thập phương hỷ cúng. Với chính sách hủ hóa dân tộc ta, thực dân Pháp đã rất rộng rãi với những gì là mê tín dị đoan, hạn chế giáo dục, cốt làm cho dân ta ngu dốt để chúng bảo sao tin vậy; Đạo Phật cũng bị đồng hóa với những tà thuyết ngoại đạo… Rồi từ chỗ xa lìa chính pháp, Đạo Phật nghiễm nhiên trở thành như một thần đạo không hơn không kém. Mục đích của thực dân, như đã thấy, là sự thống trị đất nước này và không muốn cho dân tộc trở mình để lớn mạnh…
Nhưng, sau gần thế kỷ bị trị, và sau trận thế chiến thứ hai chấm dứt, dân tộc Việt cùng với các dân tộc nhược tiểu khác trên thế giới đã bừng tỉnh đứng dậy, giải phóng ách nô lệ cho con người và giành quyền độc lập tự chủ cho quốc gia, chấm dứt một chế độ lạc hậu, lỗi thời.
Ngày 9-3-1945, tức ngày rằm tháng giêng năm Aát Dậu, quân Nhật làm cuộc đảo chính Pháp, lật đổ một chế độ thực dân lỗi thời của giống da trắng, trên toàn cõi Đông Dương.
Tháng 8 năm 1945, nước Nhật Bản đầu hàng Đồng Minh, chấm dứt trận thế chiến thứ hai (1939-1945), một tia sáng đến với toàn thể loài ngươì.
-Nước Việt Nam bắt đầu mở qua một trang sử mới…
Đạo Phật Việt, qua XX thế kỷ, tuy có lúc thịnh…, lúc suy… cho mãi tới năm 30, giới tăng sĩ và trí thức trong nương ra hô hào chấn hưng Phật giáo.
-Năm 1931, ở Nam Kỳ thành lập Hội nghiên Cứu Phật Học và năm 1933, Hội Lưỡng Xuyên Phật Học ra đời;
-Năm 1932, tại Trung Kỳ thành lập Hội An Nam Phật Học;
-Năm 1934, Bắc Kỳ thành lập Hội Việt Nam Phật giáo;
Các Hội đều có mở các trường Tiểu, Trung, Đại Học cho các tăng, ni sinh từ các nơi về tham học, và lập các thư viện, xuất bản kinh sách, báo chí. Ở Nam, có tạp chí TỪ BI ÂM, DUY TÂM; ở Trung, có nguyệt san VIÊN ÂM; và ở Bắc cũng xuất bản tờ tuần báo ĐUỐC TUỆ. Ngoài các cơ quan trên, sau này còn có mấy thứ pháp âm, như: TIẾNG CHUÔNG SỚM, PHÁT ÂM, TAM BẢO, GIÁC NGỘ, GIẢI THOÁT, DIỆU ÂM, PHƯƠNG TIỆN, LIÊN HOA, TỪ QUANG, BỒ ĐỀ TÂN THANH, VIỆT NAM PHẬT GIÁO, THIỆN MỸ, VẠN HẠNH, HẢI TRIỀU ÂM, GIỮ THƠM QUÊ MẸ, TƯ TƯỞNG, HOẰNG PHÁP, HÓA ĐẠO, BÁT NHÃ, HÓA GIẢI v.v….
Suốt 20 năm từ 1930 đến 1951, nền Thống Nhất Phật giáo nước nhà thật sự bừng sáng, và đã được thể hiện dưới danh nghĩaTỔNG HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM, gồm 6 tập đoàn sáng lập viện:
Giáo hội Tăng già Bắc Việt.
Giáo hội Tăng già Trung Việt
Giáo hội Tăng già Nam Việt.
Hội Việt Nam Phật giáo (BV).
Hội An Nam Phật học (TV).
Hội Phật học Nam Việt (NV).
Dươí đây là bản Tuyên Ngôn thống nhất Đạo Phật Việt đã được công bố nhân lễ Phật đản ngày 8 tháng 4 năm Tân Mão (1951).
Nguyên văn:
"Bánh xe Phật pháp xoay vần trên khắp quốc độ Việt Nam đến nay đã hai mươi thế kỷ, nhân tâm, phong hóa, chính trị trong nước đều đã chịu ảnh hưởng sâu xa tinh thần Phật giáo, tăng đồ và tín đồ từ Bắc chí Nam, một lòng quy ngưỡng đức Điều ngự Thích Ca Mâu Ni, sống trong Từ Bi Hỷ Xả và luôn luôn xây dựng hòa bình. Nhưng sự đời không hòa nhịp với lòng mong mỏi, hoàn cảnh trước đây đã chia ranh giới ba kỳ, nên Phật sự cũng phải tùy duyên, mặc dầu Phật pháp bất biến.
"nay cơ duyên thuận tiện, Phật giáo Việt nam phải thống nhất. Hơn nữa họa chiến tranh gieo rắc khắp nơi, nhân loại đang lâm vào cảnh lầm than. Chính là lúc đạo Từ Bi vô thuợng phải đem nước cam lộ "tưới tắt lửa sân si", để xây dựng hòa bình cho nhân loại.
"Theo lời hiệu triệu của các bậc trưởng lão hòa thượng, một hội nghị Phật giáo gồm 51 đại biểu, đã long trọng khai mạc ngày 1 tháng 4 Phật lịch năm 1945, tức ngày 6 tháng 5 dương lịch 1951, tại ngôi chùa lịch sử Từ Đàm (Thuận Hóa).
"Sau bốn ngày thảo luận, toàn thể hội nghị đã quyết định thống nhất Phật giáo toàn quốc Việt nam, lấy ngày Phật đản làm kỷ niệm thành lập Tổng hội Phật giáo Việt Nam, và bầu một ban Quản trị Trung ương, đặt trụ sở tại Thuận Hóa (Huế); để thực hiện chương trình thống nhất mà hội nghị đã biểu quyết.
Hỡi toàn thể Phật tử Việt Nam!
"Chúng ta hãy san phẳng những hình thức sai biệt, cùng chung sức chung lòng làm tròn sứ mệnh kiến tạo hòa bình, gây mầm an lạc, và nêu cao ngọn đuốc trí tuệ của đức Thế Tôn".
Và năm 1952, ba giáo hội ba kỳ Nam Trung Bác hội tụ về chùa Quán Sứ, Hà Nội, thành lập Giáo hội Tăng già toàn quốc, đến năm 1959, đổi là GIÁO HỘI TĂNG GIÀ VIỆT NAM.
HT Thích Đức Nhuận
Không có nhận xét nào:
- Có ý kiến gì xin cùng nhau trao đổi.
- Viết bằng tiếng Việt có dấu để dễ đọc hơn.
- Nếu không đăng nhập blog, vui lòng ghi tên thật để tiện trao đổi.
Xin chào và chúc sức khỏe!